Thi công móng là phần rất quan trọng đối với mọi công trình xây dựng nói chung và thi công móng nhà xưởng cũng không ngoài lệ. Để có một dự án nhà xưởng có chất lượng cao, đảm bảo an toàn và thời gian sử dựng bền lâu với thời gian thì yếu tố tiên quyết phải có là một nền móng chắc chắn. Dưới đây là những kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng mà FATCONS muốn gửi đến các bạn.
- Tổng quan về nhà xưởng tiền chế FATCONS?
- Báo giá xây dựng nhà xưởng cập nhật mới nhất.
- Thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp trọn gói.
- Thiết kế nhà xưởng công nghiệp Miễn Phí FATCONS
-
Xem thêm các bài viết sau:
Các yếu tố cần thiết cho quá trình thi công móng nhà xưởng
- Kiểm tra kết cấu địa chất: Đây là yêu cầu đầu tiên buộc phải thực hiện đối với bất kỳ công trình xây dựng nào.
- Lựa chọn kiểu móng nền: Thông qua việc khảo sát đất nền nói trên, người kỹ sư công trình sẽ quyết định được nên sử dụng loại móng nào.
- Chất lượng thi công: Trong quá trình thực hiện, đòi hỏi người thợ phải lành nghề, làm đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo độ an toàn cho công trình.
- Nguyên vật liệu sử dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, những vật liệu xây dựng chất lượng sẽ giúp các chức năng của nền móng được phát huy một cách hiệu quả.
- Nhà thầu: cần chọn lựa một nhà thầu uy tín, với những nhân công giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh những rắc rối phát sinh.
Chọn loại móng nền phù hợp với kết cấu nhà xưởng và địa chất của khu vực
- Móng đơn: được chia thành 4 kiểu là móng độc lập, móng trụ, móng cột và đế cột. Móng đơn thường dùng cho cột nhà dân dụng, nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, dưới trụ đỡ dầm tường, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten, …Khi gặp những trường hợp chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng ta phải đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Đây là một nhược điểm của móng đơn. Vì vậy, móng đơn chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng ngoài không lớn lắm.
- Móng băng: Móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng gồm móng băng một phương và móng băng hai phương, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.
- Móng bè: Móng bè hay còn gọi là móng toàn diện. Móng bè thuộc loại móng nông, được trải rộng lên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dạng dải, ca rô hay đơn lẻ. Với ưu điểm của móng bè là có tác dụng phân bố đồng đều tải trọng của các công trình lên nền đất, giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều. Móng bè gồm móng bè phẳng, bè nấm, bè có gân, bè dạng hộp.
- Móng cọc: có 2 loại chính là móng cọc đài thấp và cao. Đối với công trình xây dựng nhà kho, nhà xưởng, móng đơn và móng băng là 2 kết cấu được sử dụng rộng rãi.
Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại móng.
- Móng phải đảm bảo kiên cố: thiết kế móng phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực.
- Móng phải ổn định: sau khi xây dựng, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép, từ 8-10cm móng không gãy trượt, gãy hoặc nứt.
- Móng phải bền lâu: Móng phải bền vững trong suốt quá trình sử dụng. Lớp bảo vệ móng, độ sâu chôn móng, vật liệu làm móng phải cso khả năng chống lại tác động của các loại nước ngầm, nước mặn, các tác hại xâm thực khác.
- Đảm bảo yêu cầu kinh tế: thông thường giá thành móng chiếu khoảng 8-10% giá thành công trình. Nếu có tầng hầm thì chiếm 12-15% giá thành. Do đó phải chọn huinhf thức và vật liệu làm móng phù hợp với điều kiện làm việc, đảm bảo các yêu cầu trên, tránh lãng phí.
Phải hiểu rằng móng là vật liệu chôn sâu dưới đất, nằm dưới công trình, nên nếu sau khi xây dựng xong mới phất hiện ra cường độ và tính ổn định của móng không đảm bảo sẽ khó sửa chữa . Chính vì thế thiết kế nhà và móng nhà vô cùng quan trọng. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn loại móng gì cho gia đình mình hãy liên hệ với các kiến trúc sư, kỹ sư đơn vị tư vấn thiết kế nhà có nhiều năm kinh nghiệm để được chia sẻ chi tiết.
Kết cấu móng nhà xưởng
- Bản móng: còn được gọi là đài móng, thường mang dáng hình chữ nhật. Bản móng được xây dựng với một độ nghiêng nhất định, đã được tính toán hợp lý sao cho phù hợp với công trình. Đồng thời, để móng nhà được cứng chắc hơn, bố trí thêm các gờ trên bản móng là một biện pháp hữu hiệu.
- Giằng móng: có nhiều tên gọi khác là đá kiềng hay dầm móng. Bộ phận này có chức năng nối các móng lại với nhau, nhằm nâng cao độ vững trãi cho móng nền. Và khi phải chịu tải trọng lớn, lực ép cũng được phân bổ rộng cho toàn bề mặt móng, tránh làm công trình bị biến dạng.
- Cổ móng: là phần trung gian truyền lực tải từ nền nhà xuống nền móng. Tuy nhiên, bên dưới nền nhà cũng là nơi lắp đặt ống cấp thoát nước, hầm xí,.. Để không ảnh hưởng đến các hệ thống đó, cổ móng phải có độ cao thích hợp và tạo độ sâu chôn nền móng.
Quy trình thi công móng nhà xưởng chuẩn.
- Bước 1: Đào hố đất: Đây là lúc phát huy công dụng của máy đào, xe chở đất,… Nhờ vậy, đỡ tiêu tốn sức người cũng như tiết kiệm được thời gian. Sau khi đào, cần làm phẳng bề mặt hố móng, cách thường dùng là đổ một lớp bê tông lót móng. Lưu ý, luôn giữ hố móng được khô ráo.
- Bước 2 – Gia công: Nhằm đẩy nhanh việc xây dựng, công tác gia công, tạo hình sắt thép để làm thành đế móng, sắt cổ cột, sắt đà kiềng này có thể diễn cùng lúc với quá trình thực hiện đào đất.
- Bước 3 – Đóng cốt pha: Trước khi tiến hành đổ bê tông, cần sử dụng ván ép để làm khuôn định hình và giữ cho bê tông không chảy tràn ra ngoài. Các kích thước khuôn ván hay sử dụng là 20cmx4m, 25cmx4cm, 30cmx4m,…
- Bước 4 – Đổ bê tông: Người thợ cần lưu ý các tỷ lệ đá, cát, nước, xi măng để tạo nên vữa trộn tốt và nên dùng máy trộn chuyên dụng để tiết kiệm sức lực, rút ngắn thời gian thi công.
- Bước 5 – Tháo cốt pha móng: Sau một thời gian, khi chắc chắn bê tông đã khô cứng thì tiến hành tháo lớp khuôn ván ép.
- Bước 6 – Bảo dưỡng sau thi công móng: Muốn đạt được cường độ bê tông tốt nhất, tránh sự rạn nứt, cần liên tục giữ ẩm cho bê tông trong suốt thời gian bảo dưỡng. Có một số cách cấp ẩm như tưới nước lên bề mặt bê tông, che chắn bằng ván để giảm thiểu sự bốc hơi dưới ánh nắng, hoặc phun các chất dưỡng hộ,..
Những lưu ý cần tránh khi thiết kế thi công kết cấu móng nhà xưởng
- Khảo sát địa chất không kĩ càng: Trong quá trình khảo sát địa chất để xây móng, nên tránh những nơi có mực nước quá cao dễ gây nên ẩm thấp, hư hại cho móng. Những mạch nước ngầm ở dưới đáy càng nằm thấp so với móng càng tốt, tối thiểu là 0,5m để tránh ẩm cho sàn và bảo đảm bền vững cho công trình khi đi vào sử dụng.
- Thiết kế móng không phù hợp: Khi thiết kế bản vẽ móng, cần nghiên cứu kĩ & áp dụng đúng biện pháp để tránh tình trạng sửa đổi bản thiết kế khi đang tiến hành thi công.
- Thi công không đảm bảo chất lượng: Đây là yêu cầu quan trọng buộc bạn phải chọn lựa được một nhà thầu uy tín, có kinh nghiệm. Bởi việc thi công móng không bảo đảm chất lượng sẽ gây nhiều hậu quả về sau như nứt, sụt lún, thấm sàn, …
- Lơ là trong giám sát công trình: Phần móng nhà xưởng chiếm đến 40% giá trị công trình. Do vậy, nếu lơ là trong khâu giám sát sẽ dẫn đến các hậu quả khó lường. Nhà thầu luôn phải kiểm tra, đôn đốc quá trình xây dựng một cách cẩn thận, sát sao.
- Chất lượng nguyên vật liệu không bảo đảm: Nguyên vật liệu cần được chọn lựa có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn, giá thành phù hợp. Đặc biệt cần chọn được nhà thầu cung cấp uy tín, kiểm tra kĩ hàng hóa khi giao nhận.